Khám phá những địa điểm tuyệt đẹp khi du lịch Hoàng Su Phì

Rate this post

Khám phá những địa điểm tuyệt đẹp khi du lịch Hoàng Su Phì

Nếu phía Bắc Đồng Văn, phía đông có Mèo Vạc thì ở phía Tây tỉnh Hà Giang lại có huyện Hoàng Su Phì nổi tiếng với những ngọn núi “cõng” trên mình thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ. Hãy cùng chocongnghiepviet.com đến với mảnh đất Hoàng Su Phì đẹp say đắm lòng người nhé!

1. Hoàng Su Phì ở đâu?

Mảnh đất hoang sơ Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao nằm ở phía tây của Hà Giang, cách Hà Giang khoảng 100km với 24 xã và 1 thị trấn, trong đó có 4 xã biên giới với tổng chiều dài đường biên hơn 40 km.

Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp huyện Xín Mần, phía đông giáp huyện Vị Xuyên, phía đông nam và nam giáp các huyện Bắc Quang, Quang Bình và tỉnh Hà Giang.

Hoàng Su Phì xanh mát mắt

 Hoàng Su Phì xanh mát mắt (Ảnh: chocongnghiepviet.com)

Với vị trí đặc biệt nằm trên thượng nguồn dòng sông Chảy nên địa hình tại Hoàng Su Phì chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn và bị chia cắt bởi nhiều dòng suối, khe nhỏ. 

2. Thời điểm nên du lịch Hoàng Su Phì

Là huyện vùng cao, địa hình chia cắt mạnh nên Hoàng Su Phì có nhiều tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng và cảnh quan thiên nhiên khác nhau. Vì vậy khi đến du lịch Hoàng Su Phì, các bạn có thể tham khảo và lựa chọn các chuyến du lịch cho phù hợp.

Khoảng từ giữa tháng 4 đến tháng 6 là mùa cấy lúa. Đến Hoàng Su Phì dịp này sẽ được chiêm ngưỡng thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì trong mùa nước đổ.

Hoàng Su Phì mùa nước đổ

Hoàng Su Phì mùa nước đổ (Ảnh: chocongnghiepviet.com)

Từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm là bắt đầu vào mùa lúa chín các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nói riêng. Tầm này đi Hoàng Su Phì là thích nhất, tha hồ chụp ảnh ruộng bậc thang trải dài ngút ngàn trên các sườn núi.

Du khách thả dáng tại ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Du khách thả dáng tại ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Ảnh: chocongnghiepviet.com)

3. Những địa điểm nhất định phải đến khi ghé thăm Hoàng Su Phì

3.1. Các ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có ở hầu hết khắp các xã trên địa bàn huyện như ruộng bậc thang bản Phùng, ruộng bậc thang xã Hồ Thầu, ruộng bậc thang Thông Nguyên, ruộng bậc thang Bản Luốc, ruộng bậc thang Nậm Ty. Đây thực sự là một công trình nhân tạo kỳ vĩ khó nơi nào có được. 

Đọc thêm:   Top 10 điểm đến du lịch miền Tây Việt Nam hấp dẫn Việt Kiều nhất

Hoàng Su Phì vàng óng ả ruộng bậc thang

Hoàng Su Phì vàng óng ả ruộng bậc thang (Ảnh: chocongnghiepviet.com)

Nhìn từ trung tâm xã Bản Phùng, đâu cũng là tầng tầng, lớp lớp những thửa ruộng bậc thang vàng rực. Đến đây vào mùa lúa chín, du khách rất dễ gặp được mây khói lan tỏa. Cả bản làng như đang bồng bềnh trôi, ẩn hiện mờ ảo trong sương khói.

Bản Luốc là nơi có nhiều ruộng bậc thang đẹp, nhiều tầng nhất của địa điểm du lịch này. Các thửa ruộng kéo dài từ suối lên đến đỉnh núi. 

3.2. Chiêu Lầu Thi

Thiên nhiên đã ưu ái tặng cho Hoàng Su Phì khá nhiều thứ, 1 trong số đó là biển mây khổng lồ xuất hiện thường xuyên ở Chiêu Lầu Thi. Đỉnh Chiêu Lầu Thi cao hơn 2402m so với mực nước biển, thuộc dãy Tây Côn Lĩnh ở thôn Tân Minh và thôn Chiến Thắng. Mỗi mùa, Chiêu Lầu Thi mang vẻ đẹp khác nhau. Tuy nhiên, thời gian săn mây đẹp nhất ở đây là từ tháng 9 đến tháng 2, cùng lúc với mùa lúa chín hoặc khi hoa xuân đua nở.Thời điểm đẹp nhất để săn mây là sáng sớm 5-6h và hoàng hôn lúc 17h.

 chiêu lầu thi

(Ảnh: chocongnghiepviet.com)

3.3. Núi Tây Côn Lĩnh

Tây Côn Lĩnh là ngọn núi phía Tây của tỉnh Hà Giang trải dài từ Hoàng Su Phì cho đến Vị Xuyên. Tây Côn Lĩnh nằm ở độ cao 2427m so với mực nước biển. Đỉnh Tây Côn Lĩnh được mệnh danh là nóc nhà của vùng Đông Bắc. Đây cũng  chính là ngọn núi thiêng sản sinh ra những câu chuyện truyền thuyết được những người dân tộc La Chí sinh sống ở huyện Hoàng Su Phì kể lại.

núi tây côn lĩnh hùng vĩ

 Núi Tây Côn Lĩnh  cao chót vót (Ảnh: Internet)

Để đến Tây Côn Lĩnh, cung đường nào cũng khá là cheo leo, hiểm trở với nhiều vực sâu, đường đèo và dốc quanh co. Nhưng chính vì lẽ đó, Tây Côn Lĩnh mới thu hút được nhiều tay “phượt thủ” mạo hiểm đến vậy.

3.4. Chợ phiên Hoàng Su Phì

Đến du lịch Hoàng Su Phì mà không đi chợ phiên của người dân tộc thì quả là một điều vô cùng đáng tiếc. Khu chợ tọa lạc ngay dưới chân đỉnh núi Tây Côn Lĩnh, thường chỉ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Ở đây bày bán những mặt hàng vải vóc độc đáo được làm thủ công từ chính bàn tay của những người dân tộc nơi đây. Không chỉ vậy, bạn có thể thưởng thức những món ăn đặc sản mang đậm hương vị núi rừng của Hoàng Su Phì.

 chợ phiên hoàng su phì

 Người dân nô nức đi chợ phiên (Ảnh: chocongnghiepviet.com)

Việc trao đổi mua bán ở đây diễn ra khá đơn giản để nhanh chóng nhường chỗ cho phần giao lưu tinh thần. Dăm ba quả trứng, vài chai mật o­ng, mấy trái su su… đổi lấy túi mì chính, quả pin, cái ô, ít chỉ khâu… nhưng chợ phiên vùng cao lại thấm đẫm tình người, bởi đến chợ chỉ là cái cớ để trai gái được gặp nhau, được ngắm nhìn, được khoe những bộ váy áo đẹp nhất. Nhu cầu trao đổi hàng hóa thì ít mà mong muốn được vui chơi, hẹn hò, tâm tình thì nhiều. Người dân đi chợ nhưng náo nức như đi hội. 

Đọc thêm:   Gợi ý lịch trình đi Hà Giang 4 ngày 3 đêm hấp dẫn nhất

3.5. Đền Vinh Quang

đền vinh quang

 Đền Vinh Quang(Ảnh: Internet)

Đền Vinh Quang nằm tại trung tâm thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh việc thờ một số vị thần thánh khác theo tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương thì đền Vinh Quang còn thờ Hoàng Văn Đăng là Chánh tổng của Hoàng Su Phì.

3.6. Đồng hoa tam giác mạch

Trên đường về, du khách có thể ghé thăm huyện Xín Mần để chụp ảnh với hoa tam giác mạch.Tam giác mạch là loài hoa đặc trưng của xứ đá tai mèo với vẻ đẹp miên man, hoang dại, hàng năm thu hút lượng lớn khách du lịch. Những năm gần đây, hoa tam giác mạch còn được trồng trên chính những thửa ruộng bậc thang tại hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Lên Hoàng Su Phì vào thời điểm cuối thu, sau khi những thửa ruộng bậc thang được thu hoạch xong thì cũng là lúc màu vàng của lúa được thay thế bằng sắc màu say đắm của những bông hoa tam giác mạch.

Du khách thích thú chụp ảnh với hoa tam giác mạch

Du khách thích thú chụp ảnh với hoa tam giác mạch (Ảnh: chocongnghiepviet.com)

4. Phong tục, lễ hội và món ngon đặc trưng Hoàng Su Phì

4.1. Phong tục, lễ hội Hoàng Su Phì

Lễ hội Khu cù tê của dân tộc La Chí

Tháng Bảy “Khu Cù Tê” hay còn được gọi là tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí. Đây là ngày tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người La Chí để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, dân bản có cuộc sống bình yên.

thầy cúng nhảy múa mời thần linh

Thầy cúng nhảy múa để mời các thần và tổ tiên về ăn tết (Ảnh : Nguyễn Ngọc Minh)

Người La Chí thường ăn tết kéo dài từ ngày 01/7 – 15/7 mới kết thúc. Ngày mồng hai tháng Bảy, các dòng họ trong làng bắt đầu rộn ràng không khí mổ trâu ăn tết. Đây là phong tục truyền thống có từ rất lâu đời, bởi trong ngày tết tháng Bảy của người La Chí không bao giờ được thiếu thịt trâu. 

Lễ Cấp sắc, Nhảy lửa, Cầu mùa của dân tộc Dao đỏ

Người dân ở đây tin rằng, chưa thực hiện nghi lễ cấp sắc, người đàn ông đó vẫn còn là trẻ con; chỉ có người được chọn mới có thể thực hiện nghi lễ nhảy lửa, trở thành thầy cúng để thực hiện nghi lễ Cầu mùa cho mưa thuận gió hòa.

 lễ hội nhảy lửa người tày, nùng

 Người dân tham gia lễ hội Nhảy lửa (Ảnh: Internet)

Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng

Mở đầu lễ hội, người ta chọn ra một người đàn ông có uy tín trong cộng đồng, hoàn cảnh gia đình tốt và là người cày giỏi nhất, đại diện cho người dân trong bản cày đường cày đầu tiên như một sự lấy may, suôn sẻ cho vụ mùa của năm đó.

Đọc thêm:   Làm sao để có chương trình tất niên cuối năm ý nghĩa?

lễ hội lồng tồng

 Lễ hội Lồng Tồng với nhiều nghi thức (Ảnh: Internet)

4.2. Món ngon đặc trưng Hoàng Su Phì

Cơm lam

Cơm lam là một món ăn giản dị, độc đáo và luôn tạo được sự bất ngờ cho người ăn. Món cơm tưởng chừng rất đơn giản để làm ngon lại là cả một nghệ thuật. Một ý tưởng của người vùng cao về sự hòa quyện giữa nước, lửa và những ống nứa non.

cơm lam hoàng su phì

(Ảnh: Internet)

Thắng cố

Món ăn được chế biến chủ yếu từ nội tạng của bò hoặc ngựa. Vị béo ngậy cộng chút bùi bùi độc đáo khác lạ, bát thắng cố dậy mùi thơm từ các loại gia vị đã sẽ để lại ấn tượng vô cùng đậm nét với những ai đã từng thử qua.

thắng cố đặc sản hà giang

(Ảnh: Internet)

Rượu thóc Nàng Đôn

Rượu được sản xuất từ thóc và men lá theo phương pháp, ủ và chưng cất truyền thống của người Nùng tại xã Nàng Đôn, Hoàng Su Phì. Đây là một đặc sản làm quà mà các bạn có thể mua về khi du lịch Hoàng Su Phì.

rượu thóc nàng đôn đem đi ủ

Rượu thóc Nàng Đôn sau khi được nấu xong, cho vào chum sành ủ lâu năm (Ảnh: Internet)

Trà shan tuyết

Trà shan tuyết là một loại sản vật đẹp cả về sắc lẫn hương. Là trà to, nguyên cánh, cong nhẹ, giòn vừa không dễ vỡ vụn. Khi pha với nước nóng, là trà bắt đầu bung tỏa hương thơm nhẹ nhàng, nước trà từ từ chuyển sang màu vàng nhẹ sóng sánh. 

trà san tuyết

(Ảnh: Internet)

Ngụm trà shan tuyết đầu tiên khá nhẹ nhưng bạn sẽ dần cảm thấy vị ngọt hậu lan tỏa trong khoang miệng, xen lẫn vào đó là vị chát dịu rất êm và dễ chịu. Bạn sẽ ấn tượng mãi về hương vị mộc mạc, thuần khiết ấy khi thưởng thức trà shan tuyết.

Ngoài ra còn rất nhiều món ở Hoàng Su Phì đáng thử khác như: thịt trâu gác bếp, thịt dê, cá chép ruộng, cốm nếp,..

Những con chữ không thể nào phác hoạ hết được nét đẹp ít nơi đâu có được của Hoàng Su Phì, vậy nên hãy đến Hoàng Su Phì và ngắm nhìn mảnh đất này bằng chính đôi mắt của mình nào.

Cùng chocongnghiepviet.com chinh phục Hoàng Su Phì Hà Giang ngay thôi

Tour Hoàng Su Phì 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội

Tour Hoàng Su Phì 4 ngày 4 đêm từ TP.HCM

Xem thêm Khám phá Bản Phùng đẹp như Miền Cổ Tích rất ít khi đi chợ tại Hoàng Su Phì | DU LỊCH HÀ GIANG

Du lịch Hà Giang đến với Bản Phùng tại Hoàng Su Phì đẹp như miền cổ tích với đường đi rất khó khăn đúng theo câu nói của cánh tài xế: “Nhất Su Phì, Nhì Bắc Mê”. Hoàng Su Phì, Hà Giang vốn nổi tiếng với thắng cảnh ruộng bậc thang. Nhưng nhiều người lại cho rằng khi đến Hoàng Su Phì mà chưa đến Bản Phùng thì coi như chưa đến Hà Giang. Xã Bản Phùng nằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang khoảng 30km, người dân ở đây gần 100% là đồng bào dân tộc La Chí với nhiều nét văn hóa đặc sắc còn được lưu giữ khá nguyên vẹn. Nền văn hóa của dân tộc La Chí ở đây ít bị pha tạp bởi cuộc sống của họ vẫn chủ yếu là tự cấp, tự túc. Bản Phùng là một nơi rất thanh bình và thơ mộng, là điểm đến lý tưởng cho những người thích hòa mình với thiên nhiên.
Tung Tăng TV mang đến cho bạn Trải nghiệm thực tế về Du lịch và Ẩm thực với phong cách Ăn Gì – Chơi Gì – Ở Đâu. Khám phá các nét đẹp Văn Hóa độc đáo và những điều thú vị trong cuộc sống một cách chân thực nhất.
Hãy SUBSCRIBE Tung Tăng TV để cùng theo dõi nhé!
—————————————-­—————————————
Youtube: https://www.youtube.com/TungTangTV
Fanpage: https://www.facebook.com/TungTangTV
Website: http://www.tungtangtv.com
—————————————-­—————————————
(Sở Hữu Trí Tuệ và Bản Quyền của Công ty TNHH 3T Media. Cấm sao chép dưới mọi hình thức)

👉LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
CÔNG TY TNHH 3T MEDIA
36 Phan Châu Trinh – Q. Hải Châu – TP. Đà Nẵng
Email: tungtangtv@3tmedia.tv

#dulich #hagiang #vietnam #khampha #tungtangtv